điều trị tủy - cạo vôi - trám

điều trị tủy - cạo vôi - trám

điều trị tủy - cạo vôi - trám

điều trị tủy - cạo vôi - trám

điều trị tủy - cạo vôi - trám
điều trị tủy - cạo vôi - trám

điều trị tủy - cạo vôi - trám

01-08-2017 10:37:59 AM

CHỮA TỦY RĂNG (NỘI NHA)

 

CHỮA TỦY RĂNG (NỘI NHA) LÀ GÌ?

Mỗi răng đều có phần mô mềm được gọi là tủy răng, bao gồm các hệ thống thần kinh và mạch máu nằm trong các ống tủy chân răng làm nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng răng. Đây chính là bộ phận quan trọng nhất của một chân răng. Các răng trước thường có từ 1 ống tủy nhưng răng sau thường có nhiều hơn, có khi đến 4 ống tủy. Hệ thống ống tủy phân nhánh rất đa dạng, thay đổi tùy nhóm răng và tùy cơ địa từng người.

Thông thường tủy răng được bao bọc kín bên ngoài bởi ngà răng và men răng. Khi có các yếu tố kích thích (sâu răng, gãy răng, mòn răng, chấn thương răng, v.v.v…) làm phá vỡ các lớp men ngà bảo vệ, vi khuẩn từ môi trường ngoài xâm nhập vào tủy và tiết ra các độc tố gây nhiễm trùng tủy, khiến chết tủy dần. Ở giai đoạn này bệnh nhân có thể cảm thấy đau khi ăn nhai.

Description: Nội Nha

Mô hình chi tiết cấu tạo của răng

Phần nhiễm trùng có khuynh hướng tiến dần về phía chóp chân răng và sẽ lan rộng trong vùng xương quanh chóp chân răng, phát triển ra bên ngoài nướu dưới dạng một khối sưng trên nướu và có thể chảy mủ. Giai đoạn này răng đã chết tủy, thường không đau và bắt đầu sậm màu. Trong một số trường hợp toàn bộ quá trình từ nhiễm trùng tủy đến chết tủy đều tiến triển thầm lặng không gây bất cứ triệu chứng khó chịu nào cho bệnh nhân nên rất khó phát hiện.

Chữa tủy răng (nội nha) có thể hiểu là lấy sạch vi khuẩn và phần tủy bị viêm nhiễm trong buồng tủy, ống tủy và thay thế vào đó bằng một loại vật liệu trám đặc biệt để phòng ngừa trường hợp nhiễm trùng tái xâm nhập vào trong ống tủy.

Nếu tủy răng bị viêm, nhiễm trùng thì lúc đầu có thể bạn sẽ không cảm thấy đau nhưng nếu không chữa trị, nhiễm trùng sẽ gây đau và sưng. Một số trường hợp tạo thành áp-xe, cuối cùng răng có thể cần phải nhổ.

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHẾT TỦY

+ Có thể do sâu răng làm nhiễm trùng tủy, có triệu chứng như: Đau nhức dữ dội, sưng, răng lung lay.

+ Có thể do chấn thương, do tai nạn, gẫy răng lộ tủy hoặc do chấn thương khớp cắn.

+ Viêm khớp răng.

Description: Nội Nha

Răng sâu cũng là nguyên nhân gây viêm chết tủy răng

BẠN CẦN CHỮA TỦY RĂNG (NỘI NHA) KHI NÀO

+ Răng bị đau dữ dội khi cắn lại, sờ hoặc ấn vào

+ Nhạy cảm với nhiệt nóng hoặc lạnh mà kéo dài hơn hai giây

+ Sưng ở gần răng bị nhiễm

+ Đổi màu răng có đau hoặc không đau

+ Răng bị gãy

+ Tủy bị hoại tử (tủy chết lâu ngày).

QUY TRÌNH CHỮA TỦY RĂNG (NỘI NHA) THẾ NÀO

Bước 1: Gặp gỡ để được bác sĩ khám tủy răng bằng mắt thường để sơ lược về tình trạng bệnh ban đầu.

Bước 2: Xác định nguyên nhân của bệnh và đưa ra chỉ định phù hợp thông qua chụp phim 2D, 3D bằng máy Dentri (hiện đại nhất thế giới hiện nay) tại Nha khoa Bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc chi nhánh Việt Nam. Phim này giúp bác sĩ thấy được chi tiết hình dạng răng, tình trạng tủy… Từ đó, đưa ra chẩn đoán bệnh đúng nhất.

Bước 3: Tiến hành lấy tủy

Description: Nội Nha

Các bước lấy tủy

Giai đoạn 1: Gây tê lấy tủy, mục đích là loại bỏ các mô tủy đã hư hại.

Trước đây, người ta thường đặt thuốc diệt tủy. Đây là phương pháp phản khoa học và nhiều nguy cơ, chỉ áp dụng cho những bệnh nhân không thể dùng thuốc tê (do dị ứng hoặc bệnh lý tim mạch).

Ngày nay bác sĩ áp dụng phương pháp lấy tủy bằng thuốc tê vì an toàn cho bệnh nhân hơn rất nhiều.

Giai đoạn 2: Bít ống tủy chân răng hay còn gọi là trám bít ống tủy. Mục đích là để làm kín khoang tủy và tạo sự vững chắc cho răng.

Vật liệu thường được sử dụng để trám bít ống tủy gọi là côn Gutta Percha. Chiều dài ống tủy được đo đạc kỹ lưỡng trên X – Quang, sau đó ống tủy sẽ được bít kín bởi côn Gutta gắn với xi măng Eugenate, hoặc Sealer.

Giai đoạn 3: Hoàn tất và hoàn thiện về mặt hình thể ngoài của răng.

Trám răng lại lần cuối bằng các vật liệu trám như: Composite, hoặc Amalgam bạc, hay Glass ionomer, bọc răng sứ, tùy sự lựa chọn của bệnh nhân sau khi có sự tư vấn của nha sĩ.

Bước 4: Tái khám và theo dõi kết quả

Điều trị nội nha là kỹ thuật đòi hỏi nhiều tiến bộ y học cộng với tay nghề cao của các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, đặc biệt là các bác sĩ nội nha. Khi có bệnh lý về răng miệng, hay tìm đến các bác sĩ uy tín để được khám, tư vấn và điều trị một cách chuyên nghiệp.

Chăm Sóc Sau Chữa Tủy Răng (Nội Nha)

Description: Nội Nha

– Răng của bạn có thể bị đau 2 – 3 ngày sau khi điều trị, và nha sỹ sẽ dặn bạn tránh nhai bên đau. Nhiễm trùng và viêm trước khi điều trị tủy càng nặng, răng sẽ càng đau nhiều hơn sau điều trị. Bạn có thể uống thuốc giảm đau để bớt khó chịu.

– Chăm sóc răng miệng đúng theo lời khuyên của bác sĩ sẽ giúp cho răng hồi phục nhanh hơn.

– Tránh ăn những thực phẩm đường ngọt, cứng, dẻo… thời gian đầu để không gây ảnh hưởng tới kết quả điều trị tủy.

– Tái khám định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi sát sao diễn tiến tình trạng răng miệng.

*Lưu Ý: kết quả thẩm mỹ phụ thuộc vào đường nét có sẵn và cơ địa của từng người

 

Dịch vụ liên quan